Cách Học Tiếng Anh Tốt Nhất Tại Nhà
Đây là điều quan trọng mà người học piano cơ bản cần phải nắm kĩ và ghi nhớ. Hợp âm được tạo thành bởi ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc, thông thường một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm được dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm, các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm. Để học hợp âm piano thì bạn bắt buộc phải nắm được vững về các hợp âm cơ bản nhất bao gồm:
Không nên tập trung vào dạy ngữ pháp cho con
Bản chất của ngôn ngữ chính là giao tiếp. Vì vậy đối với độ tuổi này, việc chú trọng dạy các nguyên tắc ngữ pháp tiếng Anh cho con là chưa thực sự không cần thiết. Cái các con cần chính là từ vựng và các mẫu câu nguyên mảng để có thể hỏi và trả lời một cách thuần thục. Lớn hơn chút nữa ba mẹ hãy cho con học ngữ pháp, khi con đã có kiến thức nền và giao tiếp căn bản thì việc học và áp dụng ngữ pháp vào trong các câu, đoạn văn không có gì khó khăn cả.
Học từ vựng đơn lẻ trước sau đó mới ghép cả câu
Học gì cũng vậy, cái trước tiên chúng ta phải biết từ vựng trước. Cha mẹ hãy giúp con học và nắm vững hết các từ vựng mới rồi sau đó mới ghép lại thành 1 câu hoàn chỉnh và nói với con. Cách này đảm bảo con hiểu được toàn bộ nội dung của 1 mẫu câu dài, cộng thêm ghi nhớ nhiều từ vựng liên quan chặt chẽ đến chủ đề mà con đang học. Sau khi học xong từ vựng mới, con sẽ học và nắm bắt được các cấu trúc câu thường gặp trong giao tiếp.
Việc học song song hai kỹ năng nghe nói cùng lúc khi học giao tiếp qua các bài hội thoại tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Cha mẹ hãy dùng tiếng Anh để nói chuyện với con và chỉ con cách đáp lại câu hỏi của mình. Ban đầu khi mới áp dụng cách này, con sẽ chưa hiểu được hết những câu mà cha mẹ nói, nhưng sau một thời gian khi con đã quen với các câu hội thoại tiếng Anh, con sẽ đáp lại nhanh hơn và phản xạ tốt hơn. Đây là cách giúp con học tiếng Anh tự nhiên, không thông qua bước dịch tiếng Việt và thúc đẩy khả năng giao tiếp, nói ngoại ngữ của con tốt hơn.
Thời điểm phù hợp để học tiếng Anh cùng con
Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học, các nhà khoa học chỉ ra sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Giai đoạn này là “thời kỳ thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh”. Nghe thì có vẻ không hợp lý cho lắm, bởi chúng ta thường quan niệm rằng một đứa trẻ ở độ tuổi này vẫn chưa đủ nhận thức để có thể hiểu những gì chúng ta nói, huống hồ gì là giáo dục. Nhưng những nghiên cứu khoa học không biết nói dối, chính sự chưa trưởng thành khiến trẻ em sơ sinh có khả năng vô tận.
Trí não của trẻ sơ sinh như một trang giấy trắng. Để tạo ra tính cách tốt và trí tuệ thông minh cho trẻ, cha mẹ phải không ngừng kích thích ở chính giai đoạn mà não của trẻ đang có khả năng vô hạn này. Như việc chúng ta vẽ trên trang giấy trắng ấy. Còn nếu cha mẹ chẳng làm gì, cứ để mặc trẻ lớn lên. Thì khả năng vô hạn của trẻ cũng sẽ mãi không bao giờ phát triển được.
Việc học ngoại ngữ cũng vậy! Với năng lực “nhận thức nguyên mảng” nên ngôn ngữ nào trẻ được tiếp xúc ở thời kỳ này cũng sẽ được lưu lại trong não. Đây cũng là giai đoạn hình thành mạng liên kết giữa các tế bào trong não. Vậy nên tiếng mẹ đẻ hay bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều được hình thành trong não trẻ. Vì vậy học tiếng Anh cùng con ở giai đoạn này là tốt nhất.
Học tiếng Anh cùng con qua tình huống giao tiếp thường ngày.
Một trong những lý do cha mẹ nên cùng con học tiếng Anh tại nhà là con sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các tình huống hằng ngày cũng như các đồ vật xung quanh ngôi nhà để thực hành tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Ví dụ, khi con đang mặc váy hay phụ giúp cha mẹ phân loại quần áo trước khi cho vào máy giặt. Cha mẹ có thể cùng con nói về chủ đề quần áo và sử dụng các câu như “Let’s put on your yellow socks”, “It’s Dad’s T-shirt”,… Các từ vựng về đồ chơi hoặc đồ nội thất trong nhà cũng sẽ được con thích thú luyện tập cùng cha mẹ khi đang dọn phòng ngủ và có thể sử dụng một số câu như “Let’s put your teddy bear on the bed!”, “Can you see your blue car?”,… Khi cha mẹ dẫn con đi siêu thị, hãy hỏi con một số từ để miêu tả các vật dụng trên giá hoặc cho con một danh sách đồ dùng cần mua bằng tiếng Anh và yêu cầu tìm kiếm chúng trong siêu thị.
Cha mẹ hãy thường xuyên động viên và dành những lời khen mỗi khi con hoàn thành một hoạt động, cũng như đừng quên biến việc học thành niềm vui. Như vậy, con bạn chắc chắn sẽ hào hứng hơn với việc học ngoại ngữ.
Mọi ngôn ngữ đều bắt nguồn từ gia đình
Mọi ngôn ngữ trên thế giới này đều giống nhau, tất cả chúng đều bắt nguồn từ gia đình. Đã bao giờ ba mẹ tự hỏi tại sao tiếng Việt mình không cần phải trung tâm này trung tâm kia mà vẫn có thể nói một cách lưu loát trôi chảy như vậy. Đó chính là bởi vì tiếng Việt chính là thứ ngôn ngữ chúng ta tiếp xúc khi vừa lọt lòng và được nghe bố mẹ chúng ta nói hằng ngày.
Tiếp xúc lâu dần trở thành thói quen, xung quanh chúng ta mọi người đều nói tiếng Việt với nhau. Vậy là chúng ta có thể nói tiếng Việt như bao người khác. Tiếng Anh cũng giống như vậy, chỉ cần được nghe tiếp xúc có môi trường giao tiếp hằng ngày là con có thể nói được tiếng Anh mà không cần phải đi học thêm ở bất kỳ đâu cả.
Học ở trung tâm hay ở trường thì con có thể giỏi ngữ pháp nhưng con không thể giao tiếp được bởi không có môi trương cho các con thực hành giao tiếp. Mà tiếng Anh gia đình thì lại đáp ứng đủ tất cả:
– Gia đình chính là môi trường đầu tiên và an toàn, con có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh mà không sợ sai, sợ bị bắt lỗi.
– Các con có thể tương tác thường xuyên, bất kỳ hoàn cảnh nào mà không bị gò bó về thời gian.
– Ở nhà các con có thể luyện tập hằng ngày, tạo phản xạ nói tiếng Anh tự nhiên trôi chảy.
Cho con tiếp xúc thường xuyên, liên tục với tiếng Anh
Như đã đề cập ở trên, những ba mẹ có con trong giai đoạn vàng 0 – 5 tuổi. Việc của chúng ta là nói tiếng Anh với con, còn nghe hay không là việc của con. Không ai sinh ra là đã biết nói cả, việc được nghe và tiếp xúc hằng ngày với một ngôn ngữ nào thì con sẽ nói được ngôn ngữ đó. Tiếng Viêt hay tiếng Anh cũng không có gì khác nhau cả. Nếu chưa biết các mẫu câu giao tiếp cùng con ba mẹ có thể học tại kênh Youtube của Eflita.
Khi bắt đầu học tiếng Anh cùng con, ba mẹ đừng nên quá kỳ vọng con sẽ hợp tác và thích học ngay lập tức. Đừng gây áp lực bắt con học cho bằng được, trẻ con học theo cảm xúc khi thích thì con sẽ hào hứng còn không thì càng làm các con ghét tiếng Anh thêm mà thôi.
Hãy bắt đầu tạo thói quen học tiếng Anh cho con vào một thời gian biểu cố định hằng ngày. Khoảng thời gian đó mẹ có thể: nói các từ vựng và các mẫu câu cơ bản với con; nghe nhạc tiếng Anh cùng con; chơi các trò chơi, đọc truyện, xem phim hoạt hình tiếng Anh… bất kỳ hoạt động nào liên quan tới tiếng Anh mà trẻ cảm thấy hứng thú. Việc lặp lại các hoạt động đó mỗi ngày giúp cho con hình thành được những phản xạ với từ vựng và các cụm từ tiếng Anh.
Thời gian đầu ba mẹ chỉ cần 10 – 15p mỗi ngày để tương tác tiếng Anh cùng con, lâu dần khi con đã quen thì sẽ tăng thời gian và độ khó lên để con có hứng thú và để con không bị chán.