Kiện Hàng Boom
Đam mê xoài lắc nhưng lại là tín đồ của kẹo dẻo? Boom Jelly Xoài Lắk muối ớt chắc chắn là dành cho bạn.Kẹo dẻo Boom Jelly Lắk được làm từ 30% nước trái cây thật với vị chua chua ngọt ngọt đúng kiểu xoài non. Shape kẹo hình xoài đáng yêu cùng với cách ăn mới mẻ khi kết hợp lắc cùng gói muối ớt sẽ khiến ai ai cũng thích mê.
A. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VỚI FCA (INCOTERM 2020)
Việc giao hàng được hoàn thành:
-> Khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng; hoặc -> Khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống. Nếu một địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định không được người mua thông báo theo mục B10(d) và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có một số điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn điểm giao hàng phù hợp nhất cho mục đích của mình.
Nếu người mua yêu cầu hoặc do tập quán thương mại, người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo những điều kiện thông thường với những chi phí ra rủi ro do người mua chịu. Trong cả hai trường hợp, người bán hoàn toàn có thể từ chối ký hợp đồng vận tải và nếu từ chối người bán phải thông báo ngay cho người mua biết về việc đó.
Người bán phải giúp đỡ người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, lấy chứng từ vận chuyển hàng hóa cho người mua.
Nếu người mua đã chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán chứng từ vận tải theo như mục B6 thì người bán sau đó cũng sẽ phải cung cấp lại chứng từ đó cho người mua.
Nếu có quy định, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất khẩu như là:
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc nước nhập khẩu.
Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng gói hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
a) Toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9;
b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng hàng hóa đã được giao;
c) Chi phí về thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu, nếu có, nộp thuế xuất khẩu và bất kì chi phí nào khác phải trả khi xuất khẩu theo như mục A7(a); và
d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo mục B7(a).
Chỉ định phương tiện vận tải
Người bán theo FCA chỉ có thể giao hàng khi người mua đã hoàn thành nghĩa vụ chỉ định phương tiện vận tải. Do đó, việc chỉ định phương tiện vận tải trong một hợp đồng FCA được xem như là một điều kiện cơ bản của hợp đồng. Nếu người mua vi phạm nghĩa vụ đó, tức là người mua không chỉ định hoặc chỉ định một cách chậm trễ, hoặc phương tiện vận tải đó không nhận được hàng tại nơi quy định, người bán có quyền yêu cầu người mua phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro phát sinh liên quan với điều kiện là hàng đã được cá biệt hóa một cách thích hợp.
Nếu phương tiện vận tải do người mua chỉ định vì lý do nào đó không đến được địa điểm giao hàng, người mua có nghĩa vụ sắp xếp phương tiện vận tải thay thế và phải chịu chi phí cho việc này. Người mua chỉ có thể chỉ định phương tiện vận tải thay thế trong thời hạn mà hợp đồng quy định, hoặc trong thời hạn hợp lý nếu hợp đồng không quy định.
Những thiệt hại mà người bán có thể đòi bồi thường từ người mua phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa, phí bảo hiểm cho đến khi tàu thay thế do người mua chỉ định đến. Nếu người mua không chỉ định được phương tiện vận tải thì thiệt hại được tính bằng mức chênh lệch giữa trị giá hợp đồng và giá của hàng hóa vào ngày vi phạm hợp đồng. Nếu hàng không xuất khẩu được và người bán phải bán hàng tại thị trường trong nước thì người mua phải bồi thường mức chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mà người bán nhận được tại thị trường nội địa. Người bán phải khấu trừ giá trị của hàng hóa từ bất cứ thiệt hại nào mà mình phải gánh chịu. Số tiền trừ đi là bao nhiêu còn tùy thuộc vào việc hàng hóa có tiêu thụ được hay không hoặc hàng hóa có phù hợp với quy cách mà hợp đồng đã quy định hay không.
Trong trường hợp hàng hóa không thế xác định được giá trị thị trường vì hàng được sản xuất theo quy cách riêng của người mua, người bán có quyền yêu cầu người mua thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng một điều khoản quy định tiền hàng phải được thanh toán vào một ngày cố định cho dù phương tiện vận tải phù hợp không được người mua chỉ định.
Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, người bán đã tỏ ra không muốn giao hàng mặc dù người mua đã đôn đốc nhiều lần, thì người mua sẽ không bắt buộc phải thuê phương tiện vận tải, vì làm như vậy sẽ vô ích và làm thiệt hại thêm cho người mua.
FCA thuộc nhóm C – Incoterms 2020
FCA thuộc nhóm F gồm ba điều kiện:
Nhóm F (chữ cái đầu tiên của từ “Free”) trong FCA có thể hiểu là người bán được “Giải thoát trách nhiệm” giao hàng và “Không phải chịu chi phí” sau khi giao hàng cho người chuyên chở (Carrier) tại nơi quy định.
Các điều kiện nhóm F đều quy định nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải là nghĩa vụ của người mua vì người bán chỉ có thể giao hàng khi người mua đã chỉ định người chuyên chở hoặc con tàu nhận hàng. Nếu người mua có thể ký hợp đồng vận tải với giá cước ưu đãi hoặc điều kiện thuận lợi thì người mua nên sử dụng các điều kiện nhóm F để giành quyền thu xếp hợp đồng vận tải.
Phí bốc hàng và cước phí chuyên chở
Khi sử dụng FCA cho phương thức vận tải không bằng đường biển, việc phí bốc hàng đã được tính trong cước phí hay chưa liên quan đến việc giao hàng tại cơ sở của người bán hay ngoài cơ sở của người bán. Do đó, người mua FCA cần quy định trong hợp đồng vận tải điều kiện cước phí đã bao gồm hay chưa bao gồm phí bốc hàng phù hợp với nơi giao hàng.
Nếu nơi giao hàng FCA là cơ sở của người bán, người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định. Vì vậy, hợp đồng vận tải cần phải quy định cước phí chưa bao gồm phí bốc hàng. Ngược lại, nếu nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng từ phương tiện vận tải và bốc lên phương tiện vận tải cho người mua chỉ định. Do đó, hợp đồng vận tải cần phải quy định cước phí đã bao gồm phí bốc hàng. Những quy định như vậy để đảm bảo thống nhất với quy định trong Incoterms.
Khi người mua FCA chấp nhận giao hàng tại một địa điểm nội địa nhưng không muốn chịu thêm chi phí so với việc giao hàng tại cảng bốc hàng, như chi phí phí vận chuyển nội địa, bốc dỡ, THC,… Người mua có thể thỏa thuận giữa với người bán để chia sẻ chi phí hoặc để người bán chịu toàn bộ chi phí bằng việc quy định “người bán trả 50% chi phí vận chuyển để bốc hàng” hay “phí THC do người bán chịu”.
Bảng quy tắc nhóm F và phí bốc hàng được/ không được tính trong cước phí
Hợp đồng thuê tàu chuyến Liner Terms/Liner In
FOB + người mua chịu phí bốc hàng
Mặc dù người bán theo nhóm F không có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải, người bán vẫn phải đáp ứng bất cứ yêu cầu ninh nào liên quan đến vận chuyển mà người mua thu xếp, với điều kiện người mua đã cung cấp thông tin cho người bán. Việc cung cấp thông tin có thể bằng những quy định trong hợp đồng hoặc bằng thông báo của người mua cho người bán trước khi giao hàng. Nếu người mua cung cấp thông tin cho người bán bằng cách gửi thông báo, người bán cũng nên quy định trong hợp đồng về nghĩa vụ thông báo này, để đảm bảo có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu an ninh đó.