Món Ăn Truyền Thống Việt Nam
Các món ăn ngày Tết đã không còn quá xa lạ với tất cả người dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong nền ẩm thực ngày Tết. Hãy cùng Kamereo tìm hiểu đặc trưng những món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam trong bài viết sau đây nhé!
Những món ngon ngày Tết miền Nam
Món ngon ngày Tết cổ truyền của miền Nam cũng rất phong phú, với đầy đủ trải nghiệm màu sắc và hương vị khác nhau. Cùng tìm hiểu người dân miên Nam Tết ăn gì dưới đây.
Trong danh sách gợi ý món ngon ngày Tết miền Nam thì thịt kho nước dừa chắc chắn là cái tên luôn được nhắc đến. Món ăn Tết cổ truyền Việt Nam này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: thịt kho rệu hay thịt kho hột vịt.
Thịt kho nước dừa thường là sự chuẩn bị không thể thiếu của các gia đình miền Nam trong những ngày giáp Tết. Món thịt được khi mềm với trứng và nước dừa tạo nên vẻ ngoài hấp dẫn, dễ ăn và đặc biệt ngon miệng. Nếu muốn tránh cảm giác ngấy, bạn có thể kết hợp món này với dưa giá.
Khi nhắc đến các món ăn ngon lạ ngày Tết ở miền Nam thò củ kiệu tôm khô được nhiều người đánh giá cao. Khác với miền Trung ăn củ kiệu kèm bánh tét, người trong Nam ăn sử dụng chung với tôm khô và miếng đường cát. Điều này giúp tạo nên độ giòn, dai, hăng, mặn, ngọt, mang lại trải nghiệm thú vị cho thực khách.
Trong khi bánh tét ở miền Trung thường được làm một cách giản dị, thì ở miền Nam đã trải qua sự “cải tiến” rõ rệt. Ngoài loại bánh nhân mặn với nguyên liệu truyền thống là đậu và thịt mỡ, nhiều gia đình còn thêm trứng muối, lạp xưởng để đáp ứng khẩu vị khác nhau của mọi người.
Ngoài ra, bánh tét nhân ngọt cũng là một trong các món ăn ngày Tết ở Việt Nam. Theo đó, một số nguyên liệu làm nhân phổ biến như: chuối, đậu đỏ, đậu xanh,… Đặc biệt, bánh tét miền Tây Nam Bộ thường có hình dáng vuông vức, chắc chắn và rất bắt mắt. Trà Vinh là một trong những địa phương nổi tiếng với món bánh tét Trà Cuôn nhân thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn có vẻ ngoại hình đẹp mắt.
Đối với mỗi gia đình miền Nam, món canh khổ qua nhồi thịt là một món ngon mỗi ngày Tết nói riêng và bữa cơm thường ngày nói chung. Theo đó, món ăn này có ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn, mang đến sự sự may mắn và phồn thịnh. Không những thế, canh khổ qua nhồi thịt còn là một món ăn bổ dưỡng, giúp giải nhiệt cơ thể, rất phù hợp để thưởng thức trong những ngày Tết nắng nóng của miền Nam.
Dưa giá là gợi ý món ăn ngày Tết để giải nhiệt nhờ đặc tính mát, giòn. Món ăn này thường được ăn kèm với cơm hoặc cuốn bánh tráng đều rất ngon miệng. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa nhất là với thịt kho hột vịt, giúp giảm cảm giác ngấy một cách hiệu quả. Thành phần chủ yếu của món dưa giá bao gồm: giá, hẹ và cà rốt mang lại nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể.
Cuối cùng trong danh sách những món ăn ngon dễ làm ngày Tết chính là lạp xưởng. Đây cũng là một trong những món ăn phổ biến và quen thuộc ở miền Nam. Có đủ loại lạp xưởng nhau bao gồm: lạp xưởng tươi, khô, nạc, tôm, cá,… Mỗi loại đều có hương vị đặc trưng, với vị ngon khó quên.
Bên cạnh đó, lạp xưởng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như: luộc, chiên hoặc nướng. Một trong những cách phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất là chiên bằng nước (không sử dụng dầu), không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là các món ăn đặc trưng của ngày Tết Việt Nam. Mỗi món ăn ngày Tết đều có lịch sử gắn liền với truyền thống dân tộc và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết ăn món gì ngày Tết cùng với các thành viên trong gia đình. Đừng quên theo dõi Xu hướng ẩm thực để biết thêm nhiều món ăn ngon, thú vị nhé!
Không thực sự quá nổi tiếng như những món ăn trên, thế nhưng chả cá lại được báo CNN nổi tiếng xếp thứ 2 trong danh sách 40 món ăn ngon nhất trong ẩm thực Việt Nam. Ngày nay, chả cá không còn phổ biến nhưng chả cá đã từng là món ăn phố phường, dành cho những gia đình khá rả tại những thành phố lớn.
Chả cá là món chả làm từ cá, tương tự chả lợn nhưng thay thịt lợn bằng cá. Món chả cá nổi tiếng nhất là chả cá Lã Vọng. Nguồn gốc chả cá Lã Vọng bắt nguồn từ Hà Nội thời Đông Dương. Khi đó, có gia đình họ Đoàn ở số 14 Hàng Sơn lấy nhà mình cưu mang nghĩa quân Đề Thám, thường hay làm một món chả từ cá rất ngon đãi nghĩa quân. Sau đó, Đề Thám cùng nghĩa quân giúp chủ nhà mở một hàng chả cá vừa để chủ nhà kiếm sống, vừa để làm nơi họp quân. Trong nhà hàng luôn bày tượng ông Lã Vọng - Khương Tử Nha bó gối câu cá, ám chỉ người tài giỏi chờ đợi thời cơ. Món ăn của nhà hàng trở nên nổi tiếng, được gọi là chả cá Lã Vọng.
Chả cá Lã Vọng có cách làm tương đối cầu kỳ. Cá sử dụng thường là cá lăng tươi, thịt ngọt, thơm, ít xương. Cá được lọc bằng cách lạng từ hai bên sườn, sau đó ướp gia vị bí truyền với riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, mắm... Cá phải ngâm trong hai giờ, rồi nướng trên lửa hồng, lật giở đều tay để các mặt chín vàng như nhau. Sau khi nường, lại cho chả vào chảo mỡ, đảo qua trong mỡ sôi lăn tăn, khi đã vàng thơm thì cắt thì là, rau thơm vào đảo đều, trộn lẫn. Vì cách làm cầu kỳ nên chả cá Lã Vọng đã từng là món quà cho những nhà khá rả. Đến nay, chả cá Lã Vọng vẫn là một món ăn nổi tiếng ở Hà Nội.
Các món ăn ngon ngày Tết ở miền Bắc
Món ngon ngày Tết Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung được thừa hưởng tinh túy của ẩm thực Tết truyền thống Việt Nam. Mỗi món ăn đều mang đến đủ sắc hương và ý nghĩa sâu sắc.
Đầu tiên, khi nói về chủ đề món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam thì phải nhắc ngay đến bánh chưng. Đây là một món ăn Tết gắn liền với chiều dài lịch sử ẩm thực Việt Nam. Bánh chưng được xem là biểu tượng cho mặt đất, thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu đối với Vua Hùng đời thứ 16 cùng với đất trời.
Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy. Từ đó mang đến món Tết có hương vị đặc trưng. Đặc biệt, hình ảnh gia đình cùng ngồi đợi nồi bánh chưng chín trở thành giá trị văn hóa, gắn liền với tâm hồn người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến.
Ngoài việc xuất hiện trên bàn ăn truyền thống, bánh chưng còn trở thành món quà ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè trong những dịp đặc biệt như Tết.
Theo quan niệm nhân gian, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Do đó, vào những dịp quan trọng như: rằm tháng, các lễ hội và đặc biệt là ngày Tết thì một đĩa xôi gấc là không thể thiếu.
Xôi gấc được chế biến từ gạo nếp ngon, kết hợp với gấc tươi, sau đó hấp trong nồi hấp cách thủy. Khi nấu chín, xôi sẽ có màu đỏ tươi đẹp, tạo nên sự hấp dẫn. Đặc biệt, bạn có thể thưởng thức được hương vị dẻo ngon của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường một cách hòa quyện.
Món ăn ngày Tết tiếp theo không thể thiếu trong bữa cơm đầu năm của người Việt là dưa hành. Đây là một món ăn dân dã ngày Tết nhưng vô cùng quan trọng trong bữa cỗ truyền thống của người miền Bắc.
Với hương vị chua chua, cay nhẹ, món hành muối chua thường được sử dụng kèm bánh chưng hoặc thịt đông, tạo nên hương vị ngon miệng. Đây là một lựa chọn chống ngán hiệu quả nhất trong ngày Tết.
Giò là một phần không thể thiếu trong các món ăn trong ngày Tết Nguyên Đán. Món ngon này được chế biến từ thịt heo giã nhuyễn trong cối đá, sau đó gói lại bằng lá chuối trước khi mang đi luộc chín. Những miếng giò trắng mịn, giòn dai và thơm ngon không chỉ là một món ăn ngon mà còn là lựa chọn tuyệt vời để tặng cho các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt, giò mang ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà” đã trở thanh một phần quan trọng trong bữa tiệc Tết của người dân Việt Nam.
Món thịt gà luộc thường góp mặt trên bàn ăn của mọi dịp lễ quan trọng như: đám cưới, đám hỏi, mừng thọ hay tân gia. Hương vị ngọt thơm của miếng thịt gà, chấm muối tiêu chanh sẽ tạo ra một hương vị đặc biệt, khó quên. Vì thế, thịt gà luộc trở thành một trong các món ăn Tết dễ làm không thể thiếu trong bữa cơm cùng gia đình.
Nem rán là một đồ ăn Tết độc đáo, hấp dẫn và không thể thiếu trong những ngày đầu năm của người miền Bắc. Với vẻ ngoài óng ả màu vàng, bên trong chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá kết hợp lại mang đến cảm giác béo bùi đặc trưng. Nem rán không chỉ đẹp mắt mà còn được coi là một trong những “quốc hồn quốc túy” trong ẩm thực Việt Nam.