Nhập Khẩu Vào Việt Nam
Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.
Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật
Bộ hồ sơ này gửi cho Cục bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT để họ kiểm tra, xét duyệt, và cho phép hàng được kiểm dịch thực vật khi về đến Việt Nam. Gồm có:
Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Thời gian xin và chờ kết quả nếu hồ sơ chuẩn chỉnh cũng mất khoảng 15-18 ngày. Nếu sai sót thì phải bổ sung chỉnh sửa, cần thêm thời gian. Do đó, bạn nên xin giấy phép sớm, tốt nhất là trước khi hàng về đến Việt Nam, để tránh phát sinh chi phí lưu kho. Giấy phép này có giá trị 1 năm, và trừ lùi số lượng sau mỗi lần nhập.
Bước 3: Đăng ký lấy mẫu kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm
Khi hàng về đến cửa khẩu sân bay hoặc cảng biển, bạn làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật và an toàn VSTP (làm cùng lúc) với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng. Đăng ký kiểm dịch thực vật online trên hệ thống 1 cửa www.vnsw.gov.vn
Bước 4: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Sau khi thực hiện bước 2 xong, tiến hành làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi như một lô hàng bình thường.
Sau khi có kết quả kiểm dịch đạt chuẩn, thủ tục nhập khẩu trái cây tươi xem như xong và hàng hóa được bán ra thị trường Việt Nam bình thường.
Door to Door Việt luôn sẵn sàng cho bất kỳ câu hỏi nào từ Quý vị.
Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.
Bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0886 28 8889. Hoặc vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới:
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam ký kết các hiệp định Tự do thương mại với rất nhiều nước, từ đó mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.
Sản phẩm nông sản là một mặt hàng được nhập khẩu rất nhiều bởi nhu cầu cao của người tiêu dùng Việt Nam. Vậy quy trình nhập khẩu hàng nông sản ra sao?
Dưới đây là những bước để nhập khẩu hàng nông sản:
Bước 1. Tìm hiểu nông sản nào được phép nhập khẩu về Việt Nam:
Cũng như khi xuất khẩu, muốn nhập khẩu một mặt hàng về nước mình cần tìm hiểu chắc chắn xem mặt hàng đó có thuộc vào danh sách những mặt hàng được nhập khẩu hay không.
Nếu một mặt hàng thuộc danh sách hàng không được phép nhập khẩu thì dù nhu cầu trong nước cao, hay chất lượng tốt bạn cũng không thể làm gì khác. Do đó, bước này dù là đơn giản nhưng không thể nào bỏ qua.
Bước 2. Tìm hiểu những chứng từ, giấy tờ cần thiết để nhập khẩu:
Đối với hàng hóa là nông sản thì giấy tờ, chứng từ sẽ phức tạp và nhiều hơn so với những mặt hàng khác. Ví dụ như chứng thư kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,...
Những giấy tờ cần thiết để nhập khẩu: Bill of Lading/ Airway Bill. Commercial Invoice. Phytosanitary Certificate do Nhà xuất khẩu cấp. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
Bước 3. Kiểm dịch thực vật khi về Việt Nam:
Trước khi hàng về cần đăng ký với cơ quan kiểm dịch thực vật để lấy mẫu cho lô hàng tại cảng, hồ sơ bao gồm:
Bước 4. Thủ tục hải quan nhập khẩu:
Sau đó, làm thủ tục thông quan nhập khẩu với một số chứng từ sau:
Như vậy, với quy trình như trên bạn đã có thể nhập khẩu nông sản về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ nước ta đã ký kết những hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới nên việc nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản rất dễ dàng và được nhiều ưu đãi về thuế quan.
Rất mong bài viết sẽ giúp ích doanh nghiệp khi nhập khẩu nông sản về Việt Nam một cách dễ dàng.
Nửa đầu 2024, hơn 14.700 ôtô nguyên chiếc các loại từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam, tăng 152% so với cùng kỳ 2023.
6 tháng đầu 2024, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 73.626 ôtô nguyên chiếc các loại từ nhiều thị trường trên thế giới, tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc theo thứ tự vẫn là ba quốc gia xuất khẩu ôtô nguyên chiếc nhiều nhất sang Việt Nam với thị phần khoảng 97%.
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, 6 tháng đầu 2024, lượng xe từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 14.729 chiếc (nhiều hơn cả năm 2023 với 11.002 xe) và tăng 152% so với nửa đầu 2023. Đây là mức tăng cao nhất trong số các quốc gia được thống kê. Thị phần xe nhập từ Trung Quốc trong tổng lượng xe nhập tăng từ 8% ở nửa đầu 2023 lên 20% trong 2024.
Xe nhập từ Trung Quốc tăng, trong khi xe từ Thái Lan giảm 27%. Lượng xe nhập từ xứ chùa vàng trong nửa đầu 2024 đạt 23.736 xe, xếp thứ hai sau Indonesia, thị trường xuất 32.797 xe sang Việt Nam, tăng 26%.
Cơ quan Hải quan chưa thống kê lượng xe con (từ 9 chỗ trở xuống) chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong cơ cấu xe nhập khẩu nói chung sau 6 tháng đầu 2024. Riêng trong tháng 5, lượng xe con chiếm khoảng 80% tổng lượng xe nhập. Xe từ Thái Lan và Indonesia chiếm thị phần nhiều nhất với tổng hơn 90% lượng nhập của xe con.
Theo các chuyên gia bán hàng, xe nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh có một phần đóng góp lớn từ sự xuất hiện của các thương hiệu xe con nước này. Từ cuối 2023 đến nửa đầu 2024, các hãng như BYD, Lynk & Co, Haima, GAC lần lượt vào thị trường Việt.
Mẫu BYD Dolphin thuần điện nhập khẩu Trung Quốc lăn bánh tại Việt Nam. Ảnh: Thành Nhạn
Sắp tới, thị trường còn có thêm những cái tên từ Trung Quốc như Omoda, Jaecoo (thuộc Chery) hay Aion. Những hãng này dự kiến ra mắt vào cuối 2024.
Lượng nhập từ Trung Quốc tăng còn nhờ một số hãng không có nguồn gốc Trung Quốc nhưng nhập xe ở nơi đây. Ví dụ như Volkswagen với các sản phẩm như Viloran, Teramont X. Riêng Viloran, đại diện Volkswagen cho biết doanh số sau nửa đầu 2024 là hơn 900 chiếc.
MG, hãng xe Anh Quốc hiện thuộc sở hữu của SAIC (Trung Quốc) có doanh số cao sau nửa đầu 2024. Lượng xe của hãng trong giai đoạn này đạt hơn 4.600 chiếc, nhiều hơn cả năm trước đó. Hãng có những mẫu nhập Trung Quốc về bán tại Việt Nam như MG5 New, RX5, EV4. Riêng doanh số MG5 (gồm MG5 nhập Thái và MG5 New nhập Trung Quốc) là hơn 1.500 chiếc.
Xe Trung Quốc nhập vào Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng thời gian tới khi các hãng xe nước này qua giai đoạn làm quen thị trường và mạng lưới đại lý được mở rộng. Ưu điểm đa dạng mẫu mã, giá bán phần lớn các sản phẩm thấp hơn xe Nhật, Hàn, Mỹ cùng phân khúc là cơ sở để xe từ quốc gia láng giềng này mở rộng tầm ảnh hưởng tại Việt Nam. Tuy vậy, e ngại của người dùng về nguồn gốc sẽ là trở ngại lớn nhất cho xe Trung Quốc.
Bước 1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu
Trước hết, doanh nghiệp cần phải xem mặt hàng hoa quả mình chuẩn bị nhập khẩu đã được phép nhập vào Việt Nam từ nước xuất khẩu hay chưa. Có thể kiểm tra thông tin này trên trang web của Cục bảo vệ thực vật: www.ppd.gov.vn.
=> Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi:
Một số doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu trái cây tươi, đây là mặt hàng không thể bảo quản lâu ở nhiệt độ bình thường. Vậy nên tìm hiểu kỹ các bước làm thủ tục, vì nếu làm chậm một bước lô hàng của bạn sẽ có thể kéo dài đến hôm sau hoặc hôm sau nữa thì trái cây sẽ dễ bị hư hỏng. Nếu lưu kho lạnh để đảm bảo nhiệt độ ở kho hàng thì chi phí lưu kho cũng sẽ khá cao.
Để được hưởng thuế suất ưu đãi, bạn cần cung cấp chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) đặt biệt, chẳng hạn C/O form AANZ của Úc, New Zealand.
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu chuối (kể cả chuối lá, tươi hoặc khô) của EU (trừ Anh) trong 11 tháng năm 2020 đạt 7,7 triệu tấn, trị giá 5,26 tỷ Eur (tương đương 6,36 tỷ USD), tăng 3% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá nhập khẩu chuối bình quân của EU đạt 683 Eur/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong những nước xuất khẩu chuối vào EU, Việt Nam chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, nhưng giá chuối Việt Nam lại tăng mạnh ở mức rất cao. Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2020, giá chuối Việt Nam nhập khẩu vào EU ở mức bình quân 3.192,9 Eur/tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019. Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam vào EU cao hơn rất nhiều so với các nguồn cung cấp khác: Ecuador 605 Eur/tấn; Colombia 588 Eur/tấn; Costa Rica 645,7 Eur/tấn …
Tuy giá cao ngất ngưởng nhưng nhập khẩu chuối từ Việt Nam vào EU lại giảm mạnh, với mức giảm tới 26,7% so với 11 tháng năm 2019 và chỉ đạt 14 tấn. Với lượng xuất khẩu nhỏ bé như vậy, Việt Nam chỉ đứng thứ 55 trong những thị trường cung cấp chuối cho EU. Trong khi đó, chuối vẫn đang là loại trái cây rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng và được nhập khẩu nhiều nhất vào khu vực này./.