Cách Trị Đau Mắt Hàn Nhanh Nhất
Thợ hàn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và sự an toàn cho đôi mắt của mình bị đe dọa bởi tia hàn. Đau mắt hàn là nguy cơ dẫn biến chứng khôn lường cho đôi mắt. Nếu bạn còn đang chủ quan với tia hàn, hãy theo dõi bài viết sau đây.
Nguyên nhân khiến thợ vị đau mắt hàn
Đau mắt hàn không phải thợ hàn nào cũng gặp, nó thường xảy ra ở các thợ hàn không đeo kính bảo hộ hoặc đồ bảo hộ không đạt tiêu chuẩn; người thợ không cẩn thận khi làm việc như mới tiếp xúc với nghề chưa quen che chắn, hàn không thành thạo tia hàn bắn lung tung; hoặc người biết dùng đồ bảo hộ tốt nhưng làm việc trong môi trường này một thời gian dài gây tích tụ tổn thương dẫn đến đau mắt hàn
Thông thường thương tổn mắt gây ra bởi tia hàn có thể tự khỏi sau khoảng 2-3 ngày. Nhưng nếu không có kinh nghiệm tự chăm sóc mắt thì rất dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn vì chỉ cần một tổn thương nhỏ ở mắt làm cho hàng rào bảo vệ không còn nguyên vẹn, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
Cách chữa đau mắt hàn an toàn, hiệu quả
Ở mức độ bình thường, đau mắt hàn có thể tự khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày mà không cần tìm cách chữa đau mắt hàn. Tuy nhiên, nếu giác mạc, thủy tinh thể hay võng mạc bị tổn thương thì rất dễ dẫn đến thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể,... Tình trạng này nếu không được điều trị để hồi phục tổn thương thì thị lực sẽ bị giảm sút và nặng nhất có thể gây mù lòa.
Vì thế, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà cách chữa đau mắt hàn như sau:
Ngay khi mắt gặp phải tổn thương do các yếu tố gây đau mắt hàn như đã nói ở trên thì việc cần làm trước tiên là sơ cứu để giảm thiểu tối đa tổn thương cho mắt. Việc làm này có thể thực hiện ngay tại nhà rất đơn giản:
Khi bị tổn thương do hàn xì cần nhỏ nước mắt nhân tạo rồi chườm lạnh để giảm sưng đau cho mắt
- Bước 1: dùng nước mắt nhân tạo nhỏ vào mắt để hạ nhiệt và đẩy các yếu tố bụi, mạt bẩn trong mắt ra ngoài, giảm thiểu tác động làm hại giác mạc.
- Bước 2: lấy túi chườm đá hoặc một miếng khăn lạnh đem chườm lên trên cả 2 mắt để giảm tình trạng đau rát. Khi chườm không được để đá lạnh trực tiếp tiếp xúc với da mắt để tránh nguy cơ bị bỏng lạnh.
- Bước 3: cho mắt nghỉ ngơi tuyệt đối trong 2 ngày để mắt có thời gian hồi phục.
TOP 3 cách chữa đau mắt hàn nhanh nhất tại nhà là gì?
Nước mắt nhân tạo là loại dung dịch được nghiên cứu có độ tương thích với nước mắt tự nhiên nên độ lành tính cao. Ngay khi bị tia hàn bắn vào mắt, người thợ có thói quen rửa qua bằng nước sạch thông thường, nhưng như thế là chưa đủ. Bạn nên đến nhà thuốc gần nhất, mua ngay nước mắt nhân tạo để làm sạch hoặc tốt nhất là luôn mang sẵn vì tính chất nghề nghiệp dễ xảy ra đau mắt hàn. Dùng càng sớm càng có hiệu quả tốt.
Không chỉ đau mắt hàn mới sử dụng, bất cứ khi nào bạn thấy mỏi mắt, khô mắt đều có thể sử dụng. Một số loại nước mắt nhân tạo có chất lượng tốt được nhiều người tin dùng như: Refresh tear, Systane Ultra, Vismed, Sanlein,…
Cách sử dụng: Mỗi bên mắt có thể nhỏ khoảng 1-2 giọt sau đó nhắm mắt lại vài giây. Lặp lại vài lần tương tự, triệu chứng kích ứng có thể giảm ngay sau khi sử dụng. Tiếp tục sử dụng hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn. Lưu ý phải rửa tay sạch trước khi nhỏ mắt. Nếu hiệu thuốc không có, bạn có thể dùng dung dịch nhỏ mắt muối sinh lý NaCl 0.9% để thay thế.
Chườm lạnh là một cách dễ nhất, tiện nhất, rẻ nhất để giảm kích ứng cho đau mắt hàn. Nhiệt độ thấp sẽ làm mắt giảm xung huyết, cảm giác mát lạnh khiến người bệnh dễ chịu, triệu chứng bỏng rát, đau mắt, cộm mắt thuyên giảm.
Cách dùng: Bạn nên dùng gạc, khăn ngâm nước lạnh, hoặc cho một cục đá vào khăn để chườm lên vùng mi mắt khi mắt nhắm lại. Tuy nhiên không được lạnh quá dễ làm bạn bỏng lạnh, cũng không để khăn lạnh tiếp xúc trực tiếp với phần mắt bị tổn thương.
Khi bị đau mắt hàn, bạn nên ngủ đủ giấc, không nên tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử tránh tạo thêm áp lực cho mắt, hạn chế dụi mắt gây xước giác mạc.
Với triệu chứng như đau mắt dữ dội, chói sáng hay thị lực suy giảm ở bất kỳ thời điểm nào của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu tổn thương giác mạc, võng mạc hay thủy tinh thể vô cùng nguy hiểm.
Phần đa các trường hợp đau mắt hàn chính là do thợ hàn chưa quen với công việc, chưa có tay nghề ổn định nên thao tác không đúng hay sử dụng bộ bảo hộ chưa đúng chỉ dẫn, làm cho rủi ro bị đau mắt hàn tăng cao ở đối tượng này.
Đề cao vấn đề về phòng hộ, các cơ sở nghề hàn cần:
Cách tự chữa đau mắt hàn tại nhà
Khi đã thực hiện xong bước sơ cứu ban đầu thì hàng ngày bạn có thể tự rửa mắt tại nhà bằng cách:
Dùng nước mắt sinh lý nhỏ vào mắt rồi nháy mắt vài lần để nước mắt và bụi bẩn chảy ra ngoài. Việc làm này vừa đẩy bụi bẩn ra ngoài vừa giữ ẩm cho mắt.
Nếu đã thực hiện sơ cứu và các cách chữa đau mắt hàn trên đây mà sau 2 ngày các triệu chứng đau mắt không thuyên giảm hay trở nên nghiêm trọng hơn thì cần đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám để được hướng dẫn điều trị hiệu quả.
Tùy vào mức độ đau mắt của từng người mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp như: dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, thuốc kháng viêm, dùng nước mắt nhân tạo hay dùng thuốc giãn đồng tử,... Tất cả cách chữa đau mắt hàn này đều nhằm mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm triệu chứng đau mắt, giảm viêm và hạn chế nguy cơ gây sẹo giác mạc.
Nếu sau 2 ngày không thấy triệu chứng cải thiện thì nên khám bác sĩ nhãn khoa để tìm cách chữa đau mắt hàn hiệu quả
Những trường hợp bị đau mắt hàn nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau. Việc dùng thuốc trị đau mắt hàn sẽ giúp các triệu chứng bệnh dần hồi phục sau khoảng 3 - 4 ngày.
Trong quá trình điều trị đau mắt hàn người bệnh vẫn nên chườm lạnh cho mí mắt để giảm sưng, đau và không dùng kính áp tròng, không làm căng mắt do đọc sách hay nhìn vào màn hình thiết bị điện tử. Khi đi ra ngoài, người bệnh cần đeo kính râm để mắt được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời.
Có một số trường hợp bị nhiễm trùng nhưng không xuất hiện triệu chứng ngay. Để đề phòng nguy cơ này và đánh giá hiệu quả của cách chữa đau mắt hàn đã áp dụng, người bệnh cần tái khám sau khoảng 24 - 48 giờ.
Ngoài ra, khi đã thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần nhớ không được dùng bất cứ dung dịch nào chưa được bác sĩ đồng ý vào mắt bị tổn thương. Nếu việc này xảy ra rất dễ khiến mắt phải đối mặt với các vấn đề tiêu cực cho thị lực.
Nếu đã thực hiện theo đúng chỉ dẫn điều trị cho bác sĩ mà sau 48 - 72 giờ, bệnh không có dấu hiệu hồi phục thì người bệnh cũng cần đến khám bác sĩ để đánh giá lại hiệu quả và tìm biện pháp khắc phục tối ưu hơn.
Quý khách hàng bị đau mắt hàn có thể đến khám cùng bác sĩ nhãn khoa tại Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để tiết kiệm thời gian khám chữa bệnh, quý khách có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56, đặt trước lịch khám cùng bác sĩ. Qua thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và có cách chữa đau mắt hàn phù hợp để mắt sớm hồi phục an toàn.
Nguyên nhân gây đau mắt khi hàn
Chắc hẳn bạn cũng biết nguyên nhân đau mắt hàn đến từ công việc hàn, tiếp xúc với máy hàn khi hoạt động và các tia lửa. Tuy nhiên, nguyên nhân chi tiết là gì?
Trong quá trình làm việc, những người thợ hàn sẽ phải tiếp xúc với nhiều bụi kim loại, mạt sắt, khói hàn. Những chất hàn này thường rất dễ gây nên những thương tổn cho mắt, đặc biệt là trong giác mạc. Điều này khiến mắt của thợ hàn thường bị đau rát, chảy nước mắt và có triệu chứng mờ mắt.
Thợ hàn không có đồ bảo hộ lao động như kính hàn gây đau mắt
Đặc biệt, khi hàn hồ quang quang điện sẽ chứa tia UV độc hại gây nên triệu chứng bỏng và sưng mắt, nặng nhất có thể gây nên mù lòa. Nếu những triệu chứng này nhẹ thì sẽ nhanh khỏi với thời gian khoảng từ 1 - 2 ngày sẽ khỏi.
Đối với những trường hợp nặng lâu ngày không khỏi, sẽ cần phải thực hiện các biện pháp chữa trị quyết liệt hơn. Đồng thời, thợ hàn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau mắt khi hàn chính là:
Một trong những lưu ý khi thực hiện hàn để bảo vệ tốt nhất cho mắt chính là trang bị đầy đủ bảo hộ đặc biệt là mặt nạ hàn và kính hàn. Dù bạn chỉ hàn trong thời gian ngắn vài phút, bạn vân nên trang bị bảo vệ cho mắt.
Mặt nạ hàn là một thiết bị bảo vệ cho khuôn mặt với 3 phần quan trọng là phần kính bảo vệ, phần vỏ, phân đeo hoặc tay cầm. Mặt nạ hàn có tác dụng bảo vệ toàn bộ gương mặt cho thợ hàn, đảm bảo độ an toàn cao.
Mặt nạ hàn giúp giảm gây đau mắt
Với phần kính giúp bảo vệ đôi mặt khỏi tia lửa điện, tia UV và ánh sáng khi hàn, tránh tình trạng đau mắt. Bên cạnh đó, phần vỏ kích thước lớn sẽ giúp bảo vệ da mặt tránh cho tia lửa điện, mạt sắt bắn vào da, hạn chế gây bỏng, chống va đập tốt.
Ngoài ra, đeo kính cũng là một cách hàn không bị đau mắt đơn giản, hạn chế gây đau mắt, nhức mắt cho người dùng. Bạn cần chú ý lựa chọn những loại kính hàn dành riêng thợ hàn để có thể ngăn cản tia lửa hàn để bảo vệ cho mắt tốt nhất.
Ngoài mặt nạ hàn hay kính, bạn cũng cần trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ khác như găng tày, mặc quần áo bảo hộ để tránh bị hỏng, tránh giật khi làm việc. Đồng thời, bạn cần chú ý thực hiện theo nguyên tác để đảm bảo cách hàn điện không đau mắt.
Kính hàn có tác dụng ngăn đau mắt
Bạn nên ngăn cách khu hàn và khu vực làm việc khác, tránh tổn thương mắt cho những người bên ngoài. Chú ý, khi bị đau mắt không được dụi tay vào mắt, cần phải rửa tay sạch rồi với vệ sinh mắt.
Bạn nên tránh để bụi bẩn tiếp xúc với mắt. Lưu ý, không để thuốc nhỏ mắt lây từ mắt này sang mắt khác, có thể dùng muối sinh lý để rửa mắt hàng ngày.
Ngoài cách không bị đau mắt khi hàn là đeo mặt nạ hoặc đeo kính, bạn cũng cần tham khảo thêm những cách chữa hoặc làm giảm triệu chứng gây đau mắt khi hàn nhanh chóng dưới đây.
Trước tiên, bạn chú ý nên sử dụng nước sạch để làm dịu cho đôi mắt của mình. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để làm dịu đi những cơn đau mắt bỏng rát. Bạn lưu ý, không dùng những loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh sẽ gây đau nặng hơn.
Sử dụng nước mắt nhân tạo để làm dịu cho mắt
Khi dùng loại thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo, bạn không nên để phần đầu của chai nhỏ chạm vào mắt và nhỏ thuốc đó có thể gây nên tổn thương cho mắt. Đặc biệt, với những trường hợp đau mắt liên tục, đau rát nặng thì nên đến ngay cơ sở y tế để được khám, chuẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Rất nhiều thợ hàn gợi ý có thể sử dụng lá nha đam để làm giảm những triệu chứng đau mắt khi hàn. Bạn chỉ cần lấy lá nha đam, loại bỏ lớp vỏ xung quanh để lấy phần lõi. Sau đó, bạn chỉ cần đắp trực tiếp lên vị trí mắt bị tổn thương khoảng từ 10 - 15 phút.
Lá nha đam làm dịu cơn đau bỏng rát
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy ruột để xay nha đam thành dạng nước. Tiếp theo, bạn dùng vải sạch và ngâm vào nha đam đã xay rồi đắp lên vùng mắt đã nhắm lại. Lưu ý, sau khi gọt xong vỏ nha đam để rửa sạch nhựa tránh nhựa độc còn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho mắt.
Ngoài lá nha đa, bạn cũng có thể sử dụng rau diếp cá để làm giảm đau mắt do hàn. Đầu tiên, bạn cần rửa sạch lá diếp các, trần qua nước sôi. Sau đó, bạn để ráo và giã nhuyễn, lấy miếng gạc sạch để bọc phần lá được giã. Sau đó, bạn chỉ cần đắp lên mắt từ 2 - 3 lần/ngày.
Rau diếp cá có tác dụng làm dịu cho mắt
Một trong những cách đơn giản nhất để giảm đau mắt chính là lấy đá lạnh đập thành các vụ nhỏ. Sau đó, bạn bọc các vụ đá trong túi sạch và tiến hành chườm nhẹ quanh các mắt.
Đá lạnh có tác dụng làm dịu đi những cơn đau rát do mắt bị bỏng khi tiếp xúc với tia lửa hàn. Bạn lưu ý cần thường xuyên chườm đá lạnh để mắt được xoa dịu nhất.
Trên đây là những cách hàn không đau mắt để đảm bảo an toàn cho đôi mắt của bạn. Bạn cần luôn chú ý thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo hộ an toàn trong lao động để bảo vệ tốt nhất cho bản thân.
Đau mắt hàn là tình trạng tổn thương mắt do tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng của máy hàn lâu ngày khi không có thiết bị bảo hộ đầy đủ. Việc điều trị đúng cách và kịp thời rất cần thiết để bảo vệ mắt khỏi những biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây!