Đào Duy Anh là một nhà bách khoa thư đích thực. Lấy sử học làm lẽ sống, nhưng ông đã đồng thời quan tâm đến địa lý học lịch sử bởi nó bổ trợ thiết yếu cho nền sử học nước nhà. Đó là lý do ra đời của công trình nghiên cứu địa lý học lịch sử nổi tiếng - Đất nước Việt Nam qua các đời.

Anh trai mất, bà Dương Cẩm Thúy “ngổn ngang cảm xúc"

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bà Dương Cẩm Thúy kể anh chị em ruột trong gia đình của bà đều yêu thương nhau, dù mỗi người có một hướng đi khác nhau. Riêng bà và đạo diễn Lê Văn Duy đặc biệt hơn vì cùng chung niềm yêu thích điện ảnh.

“Chính anh là người đã đưa tôi vào nghề điện ảnh. Nhờ có anh mới có tôi hôm nay”, bà nói.

Thời đó bà Thúy mới tốt nghiệp đại học khoa Ngữ văn, ông Lê Văn Duy đang làm ở Xí nghiệp phim Tổng hợp (sau đó là Hãng phim Giải phóng). Ông đã bàn với lãnh đạo “xin” một số sinh viên tốt nghiệp ngành văn để xây dựng đội ngũ kế cận cho điện ảnh, trong đó có bà Thúy.

Chính ông cũng truyền niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật này cho em gái của mình.

Trong các chuyến đi thực tế của Hội điện ảnh TP.HCM, đạo diễn Lê Văn Duy là người luôn có mặt. Theo lời kể của bà Thúy, những năm cuối đời, dù tuổi già và sức khỏe đi xuống nhưng ông vẫn luôn nhiệt tình và đầy năng lượng với nghề.

Ông vẫn thích chụp ảnh và đăng facebook thường xuyên.

Bà Thúy nói: “Khi anh bệnh, nằm trên giường, tôi rất xót xa. Lúc nào anh cũng nói anh còn muốn sống nhiều, sống lâu và khỏe, để làm nghề nhiều hơn. Anh vẫn còn yêu nghề lắm”.

--Liên kết website-- Lĩnh vực căn cước công dân Thủ tục hành chính Văn bản vi phạm pháp luật Hòm thư tố giác tội phạm Trả lời phản ánh kiến nghị thủ tục hành chính Đăng ký, quản lý lưu trú trực tuyến Dịch vụ công Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam qua Trang thông tin điện tử Cổng TTĐT Bộ Công An Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang Trường Đại học Cảnh sát Nhân Dân Cổng TTĐT Chính Phủ Trường đại học An ninh nhân dân Công an Hà Nội Công an Thành phố HCM Công an Thành phố Đà Nẵng Công an tỉnh Bình Định Công an Thành phố Hải Phòng Công an tỉnh Phú Thọ Công An tỉnh Long An Công an tỉnh Bến Tre Công an tỉnh Vĩnh Long Công an tỉnh Hà Tĩnh Công an tỉnh Hải Dương Công an tỉnh Hải Phòng Công an tỉnh Bắc Ninh Công an tỉnh Bình Dương Công an tỉnh Bình Thuận Công an tỉnh Trà Vinh Công an tỉnh Vĩnh Phúc Công an tỉnh Cà Mau Công an tỉnh Sóc Trăng Công an tỉnh Kiên Giang Công an tỉnh An Giang Công an tỉnh Bắc Giang Công an tỉnh Cao Bằng Công an tỉnh Đắk Lắk Công an tỉnh Đắk Nông Công an tỉnh Điện Biên Công an tỉnh Bạc Liêu Công an tỉnh Đồng Nai Công an tỉnh Đà Nẵng Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Công an tỉnh Kon Tum Công an tỉnh Quảng Bình Công an tỉnh Quảng Trị Công an tỉnh Quảng Ninh Cục CS PCCC&CNCH Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Long An Cục cảnh sát giao thông

Ông Hoàng Minh Chính đã qua đời

TT - Ông Hoàng Minh Chính, nguyên viện trưởng Viện Triết học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã qua đời lúc 23g30 ngày 7-2-2008 (tức mồng 1 Tết Mậu Tý) tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội sau một thời gian dài bị bệnh nặng, hưởng thọ 86 tuổi.

Ông Lang sau khi về làng đã dựng lều trên rẫy, trồng chuối, thỉnh thoảng mới về nhà - Ảnh: T.M.

Sáng 6-9, ông Đặng Minh Thảo, bí thư Huyện ủy Trà Bồng (Quảng Ngãi), cho biết đang đến nhà "người rừng" Hồ Văn Lang (thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Trà Bồng) để thăm hỏi, động viên gia đình và vận động bà con lo hậu sự cho ông Lang không tụ tập đông người.

"UBND huyện hỗ trợ gia đình một khoản chi phí lo hậu sự, và chỉ đạo chính quyền xã Trà Phong lo hậu sự cho ông Lang theo phong tục của người Cor nhưng không được tụ tập đông người. Bởi hiện tại có dịch bệnh, xã Trà Phong sáng nay cũng "nội bất xuất ngoại bất nhập" vì liên quan đến COVID-19.

Ông Hồ Văn Tri - em trai ông Lang - cho biết, từ khi phát hiện bệnh, ông Lang trải qua những cơn đau chập chờn đến đi, sức khỏe ông đi xuống nhanh chóng. Tối hôm qua, ông vẫn ăn cơm và tắm rửa, xem tivi bình thường. Nhưng rất nhanh sau đó, "người rừng" yếu đi. Ông Tri đã kêu gọi người thân đến bên cạnh ông Lang những giây phút cuối cùng của cuộc đời.

"Anh Lang mất mà không nói bất kỳ điều gì với gia đình. Giờ anh đã về với cha, với rừng già và thôi nỗi nhớ rừng bám đời anh ấy", ông Tri nói.

Người rừng Hồ Văn Lang lúc được chính quyền địa phương và người dân đưa từ rừng già ra - Ảnh: M.H.

Ông Hồ Văn Lang (người Cor) từ nhỏ được cha ôm vào rừng sâu, sống tách biệt với cộng đồng.

Năm 2013, cha con ông được chính quyền địa phương đưa về làng. Câu chuyện hai cha con "người rừng" từng gây chấn động báo chí trong và ngoài nước. Những tháng ngày sau đó, cha con "người rừng" nhiều lần vọng nhớ rừng già và muốn trở về rừng, nhưng được người làng khuyên can.

Mấy năm sau khi về làng, cha ông qua đời. Từ đó, ông sống cùng em trai Hồ Văn Tri. Để thôi nhớ rừng, ông Lang lên rẫy (cách xã Trà Phong chừng 4km) dựng trại, trồng chuối mưu sinh. Ông Lang càng về sau hòa nhập với cộng đồng tốt hơn. Ông biết nói tiếng Cor, trò chuyện cùng đồng bào mình với nụ cười thường trực.