Theo quy định của pháp luật, con cái có quyền được thừa kế tài sản (di sản) đất đai của bố mẹ sau khi bố mẹ mất thông qua thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Đất đai là một loại tài sản đặc biệt. Chính vì vậy, con cái thừa kế đất đai của bố mẹ được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Vậy trình tự, thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất của bố mẹ được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908308123 để được tư vấn pháp luật dân sự thừa kế một cách NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC nhất.

Thủ tục thừa kế sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thừa kế cho con

*Hồ sơ sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với người thừa kế gồm có:

- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng hoặc văn bản khai nhận di sản có công chứng.

- Giấy tờ khác như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên,......

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất thừa kế.

Bước 2: Kiếm tra và tiếp nhận hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Cụ thể:

·        Lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% giá trị QSDĐ cụ thể Tiền lệ phí phải nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%.

·        Thuế thu nhập cá nhân: là 2% theo chuyển nhượng bất động sản. Tuy nhiên,  tại Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân quy định: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau được miễn thuế thu nhập cá nhân.

·        Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương

·        Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương

Bước 3: Đăng ký biên động đất đai

Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ khi nhận thừa kế như sau:

- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thừa kế

Nếu người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản

Sau khi xác định việc thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản sẽ tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Theo quy định tại nghị định 29/2015/NĐ-CP, yêu cầu công chứng viên hoặc công chức tư pháp xã công chứng chứng thực và thực hiện niêm yết công khai trong thời hạn 15 ngày tại UBND cấp xã nơi bố mẹ thường trú cuối cùng trước khi mất, hồ sơ bao gồm:

+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản

+ Giấy chứng tử người để lại di sản.

+ Giấy tờ pháp lý của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.

+ Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản.

+ Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

+ Trường hợp có các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế phải được thanh toán như thì cần có các giấy tờ, tài liệu liên quan về việc có nghĩa vụ tài sản, việc đã thanh toán hay chưa thanh toán các nghĩa vụ tài sản này.

Nếu sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thừa kế cho con.

Điều kiện đất để thừa kế cho con

Con cái được thừa kế đất đai của bố mẹ khi đất đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Đất thừa kế phải thuộc tài sản sở hữu của bố mẹ để lại;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Xác định phần di sản được hưởng thừa kế từ bố mẹ

Khi bố mẹ mất có để lại di chúc. Nếu di chúc chỉ định để lại đất đai cho 01 hay nhiều người con và đã xác định rõ ràng phần thừa kế của từng người thì những người con được chỉ định đó có quyền hưởng di sản theo di chúc. Nếu bố mẹ để thừa kế đất đai cho nhiều người con nhưng trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì những người con lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế xin công chứng/chứng thực vào văn bản này để làm căn cứ gửi lên cơ quan có thẩm quyền về đăng ký đất đai. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được lập để chia cụ thể cho từng người và mỗi người có quyền sử dụng riêng. Trong trường hợp, các người con không thỏa thuận phân chia di sản được thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền nơi có đất đai thừa kế để giải quyết tranh chấp chia theo pháp luật.

Khi bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì đất đai sẽ được chia theo hàng thừa kế. Theo đó, đất đai sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế và chỉ chia cho những hàng thừa kế sau khi những người ở hàng thừa kế trước chết, không có quyền thừa kế, bị tước quyền thừa kế, từ chối nhận di sản. Cụ thể, có 03 hàng thừa kế sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại..

Các trường hợp con không được thừa kế nhà đất từ bố mẹ

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế nếu rơi vào các trường hợp sau đây sẽ không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹ, bao gồm:

- Con không còn sống vào thời điểm thừa kế: Người thừa kế tức con cáo phải là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

- Con không có tên trong di chúc thừa kế: cha mẹ, người để lại di sản có di chúc nhưng trong di chúc không đề cập đến việc để lại tài sản cho con, thì người con sẽ không được hưởng thừa kế nhà đất hay bất kỳ tài sản nào theo nội dung di chúc.

- Con bị truất quyền thừa kế: Trong trường hợp người thừa kế có đủ điều kiện thừa kế nhưng người để lại di sản truất quyền thừa kế ngay trong di chúc thì người thừa kế sẽ không được hưởng di sản thừa kế.